Trang chủ PGS Hội An

Hệ thống PGS Hội An

Sau hội thảo Quốc Gia về Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Việt Nam tháng 3/2014 ADB và Bộ nông nghiệp thực hiện, Hội An đã được xem xét và lựa chọn làm mô hình điểm phát triển PGS trong chương trình “Hỗ trợ nông nghiệp then chốt các nước tiểu vùng sông Mekong giai đoạn II (CASPII ) của ADB và bộ nông nghiệp Việt Nam (MARD). Thúc đẩy phát triển PGS tại 6 nước tiểu vùng sông Mekong (GMSs) trong CASPII được ADB thực hiện qua IFOAM. Hội An, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của thành phố, đã được lựa chọn để phát triển PGS tại Việt Nam trong khuôn khổ của chương trình . Điểm đặc biệt của mô hình PGS Hội An là sự tham gia mạnh mẽ,tích cực và vai trò quan trọng của các thành viên đến từ các cơ quan chính quyền địa phương: Phòng KT Thành phố, UBND Cẩm Thanh, Trạm BVTV, Trạm Khuyến nông… cùng với sự tham gia của tổ chức phi lợi nhuận địa phương: Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thị và người sán xuất, người tiêu dùng và các doanh nghiệp.

I. Hệ thống PGS Hội An

1. Quá trình hình thành và phát triển

Từ tháng 4/2014, song song với việc tổ chức đào tạo kiến thức canh tác hữu cơ cho nông dân do ACCD  hỗ trợ thực hiện được đào tạo trực tiếp bởi Ms. Trần Thị Thanh Bình và Ms. Từ Thị Tuyết Nhung- trưởng BĐP PGS Việt Nam, hệ thống PGS Hội An đã được hình thành cùng một  cơ cấu tổ chức và các chức năng nhiệm vụ xác định cho các thành viên trong hệ thống cùng với  sự  hướng dẫn của chuyên gia từ IFOAM- Mr. Chris May và Ms.Từ Tuyết Nhung trưởng BĐP PGS Việt Nam

Sau đào tạo về kỹ thuật canh tác hữu cơ, khóa tập huấn về nghiệp vụ thanh tra đầu tiên dành cho các Thanh tra viên đã được thực hiện vào ngày 16 – 17/6 /2014 tại Hội An do Ms Nhung và Mr Chris trực tiếp giảng dạy cho toàn bộ thành viên của Ban điều phối PGS Hội an và các thanh tra viên. Cùng với đó, định hướng phát triển Hệ thống PGS Hội An trong tương lai, với mục tiêu trở thành một Hệ thống chứng nhận PGS cho các nhóm nông dân sản xuất hữu cơ tại khu vực Miền Trung đã được đặt ra.

Sau khóa tập huấn, các thanh tra viên đã tiến hành thanh tra và cấp chứng nhận cho Nhóm sán xuất rau hữu cơ Thanh đông vào tháng 11.2014 - sau hơn một năm chuyển đổi sang canh tác hữu cơ.

Song song với các hoạt động sản xuất thì công tác giám sát được thực hiện bởi BĐP luôn được nêu cao. Để nâng cao kiến thức cho Ban điều phối vận hành hệ thống PGS hiệu quả, tháng 10/2014,  IFOAM đã phối hợp với ACCD và Ban điều phối PGS Hội An tiến hành tập huấn kỹ năng vận hành PGS cho các thành viên thuộc Ban điều phối PGS Hội An . Với sự chia sẻ và hướng dẫn của Ms Nhung, các thành viên Ban điều phối PGS Hội An đã xây dựng và hoàn thiện các chức năng, nhiệm vụ cũng như tên gọi cho các bộ phận trực thuộc Ban điều phối PGS Hội An một cách cụ thể hơn. Đồng thời, cá nhân từng thành viên trong Ban điều phối đã hiểu rõ hơn về hệ thống, về vai trò và trách nhiệm của mình khi tham gia  – đặc biệt có ý nghĩa đối với Tổ thanh tra trực thuộc Bộ phận Giám sát mà Tổ trưởng là một thành viên nông dân đến từ nhóm sản xuất hữu cơ Thanh đông.

Hiện PGS Hội An, với logo, nhãn hiệu của hệ thống được gắn trên mỗi túi rau đưa ra thị trường, đang dần trở nên quen thuộc với người dân Hội An khi lựa chọn sản phẩm thật sự chất lượng cho mỗi bữa ăn của gia định. Nhóm sản xuất hữu cơ Thanh Đông, một nhân tố quan trọng trong hệ thống PGS đang chuyển mình từng ngày hiện đang là điểm đến cho các tour du lịch, cho học sinh các trường đại học và phổ thông tại Hội An và Đà Nẵng đến học tập và chia sẻ kiến thức về canh tác hữu cơ.

Có thể nói, PGS Hội An mới hình thành từ tháng 6/2014, còn rất nhiều khó khăn nhưng đã làm cho người sản xuất thay đổi rõ rệt về nhận thức và kiến thức và mối quan hệ cộng đồng ngày càng trở nên thân thiết hơn.

2. Logo nhãn hiệu PGS Hội An

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Sơ đồ tổ chức PGS Hội An

 

 

4. Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận

a. Ban thường trực

Ban thường trực gồm có :

Trưởng BĐP - Trần Huỳnh Hải Yến (Chuyên viên Phòng Kinh tế TP Hội An)

Phó BĐP - Đặng Thị Thu Hằng (Cán bộ Quản lý Dự án tại Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô Thị)

Thư ký - Nguyễn Thị Hòa Mẫn (Cán bộ Môi trường tại Ủy ban Nhân dân xã Cẩm Thanh)

 

Chức năng và nhiệm vụ

  • Quản lí nhãn hiệu PGS : in túi, sản lượng sản phẩm, quy định sử dụng logo nhãn hiệu, mẫu mã, kích thước
  • Xác minh và phê chuẩn các đề xuất từ các bộ phận khác trong hệ thống
  • Quản lí và đảm bảo hệ thống minh bạch
  • Cấp mã nhận diện nhóm nông dân/nông dân/công ty
  • Bảo lưu, cập nhật số liệu chứng nhận, giấy chứng nhận 
  • Cập nhật dữ liệu và lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên
  • Đôn đốc hoạt động của các bộ phận
  • Xử lí các vi phạm, khen thưởng các bộ phận trực thuộc
  • Tìm kiếm các nguồn tài trợ/hỗ trợ cho hệ thống

 

b. Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kỹ thuật gồm có :

Trưởng bộ phận – Đinh Văn Quý (Chuyên viên Phòng Kinh tế TP Hội An)

Thành viên – Lê Ngọc (Chuyên viên Trạm Bảo vệ Thực vật TP Hội An)

Thành viên – Nguyễn Văn Bình (Trưởng Trạm Bảo vệ Thực vật TP Hội An)

Thành viên – Trần Mỳ (Phó Trạm Bảo vệ Thực vật TP Hội An)

 

Chức năng và nhiệm vụ

  • Hỗ trợ kĩ thuật sản xuất
  • Quản lí bệnh hại cây trồng
  • Đề xuất cập nhật, sửa đổi tiêu chuẩn cho phù hợp với tình hình thực tế
  • Phối hợp hoạt động khi có sự phân công của ban khác

 

c. Bộ phận thúc đẩy

Bộ phận thúc đẩy gồm có :

Trưởng bộ phận – Đặng Thị Thu Hằng (Cán bộ Quản lý Dự án tại Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô Thị)

Thành viên – Nguyễn Phùng (Chuyên viên Phòng Thương Mại Du lịch và Dịch vụ TP Hội An)

Thành viên – Lê Thanh (Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Cẩm Thanh)

Thành viên – Phạm Mèo (Trưởng nhóm Rau hữu cơ Thanh Đông – xã Cẩm Thanh – TP Hội An)

Thành viên – Lê Thị Xuân (Cán bộ Phòng Văn hóa Thông tin TP Hội An)

 

Chức năng và nhiệm vụ

  • Quảng bá, giới thiệu sản phẩm
  • Quảng bá nhãn hiệu
  • Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
  • Tìm kiếm thị trường
  • Hỗ trợ nông dân kết nối
  • Kết nối PGS Hội An tới mạng lưới PGS khác
  • Phối hợp thúc đẩy sản xuất với bộ phận kỹ thuật

d. Bộ phận giám sát

Bộ phận giám sát gồm có :

Trưởng bộ phận – Đặng Thị Vi Vi (Cán bộ Hỗ trợ Dự án tại Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô Thị)

Thành viên – Nguyễn Văn Nguyên (Chủ tịch Hội Nông dân Ủy ban Nhân dân xã Cẩm Thanh)

Thành viên – Phan Văn Khánh (Cán bộ Hợp tác xã Ủy ban Nhân dân xã Cẩm Thanh)

Thành viên – Trần Huỳnh Hải Yến (Chuyên viên Phòng Kinh tế TP Hội An)

Chức năng và nhiệm vụ

  • Hướng dẫn thủ tục PGS : hồ sơ cá nhân, hồ sơ nhóm, tiếp nhận cơ sở chuyển lên Ban thường trực cấp mã ID (nhận được mã mới tổ chức thanh tra )
  • Lập kế hoạch thanh tra 1 năm và gửi cho ban thường trực, tổ thanh tra ; đôn đốc thanh tra (báo cáo tổ thanh tra : tổ thanh tra hoàn thiện và gửi lên ban giám sát
  • Rà soát biên bản (cần có 03 người) và báo cáo (gửi thông báo đến tổ thanh tra)
  • Ra quyết định cấp chứng nhận, gửi về Ban thường trực (in chứng nhận) (có tên tất cả nhóm)
  • Xử lí vi phạm (ra quyết định xử lí cho nhóm nông dân)
  • Phối hợp giám sát đầu vào và đầu ra
  • Tập huấn công tác thanh tra

e. Tổ thanh tra

Tổ thanh tra trực thuộc bộ phận giám sát gồm có :

Tổ trưởng – Lê Nhương (Phó Chủ tịch Mặt trận Ủy ban Nhân dân xã Cẩm Thanh)

Thành viên – Đinh Văn Quý (Chuyên viên Phòng Kinh tế TP Hội An)

Thành viên – Nguyễn Thị Hòa Mẫn (Cán bộ Môi trường tại Ủy ban Nhân dân xã Cẩm Thanh)

Thành viên – Lê Hải (Thành viên nhóm Rau hữu cơ Thanh Đông - xã Cẩm Thanh – TP Hội An)

Thành viên – Nguyễn Văn Chức (Phó nhóm Rau hữu cơ Thanh Đông – xã Cẩm Thanh – TP Hội An)

 

Chức năng và nhiệm vụ

  • Thực hiện thanh tra theo kế hoạch
  • Hoàn thành biên bản thanh tra và báo cáo thanh tra gửi ban giám sát
  • Đôn đốc và giám sát xử lí vi phạm
  • Phối hợp ban giám sát để lấy mẫu xét nghiệm
  • Chịu sự phân công trực tiếp của ban giám sát

 

II. Tiêu chuẩn PGS Hội An

Tiêu chuẩn PGS Việt Nam đã được IFOAM công nhận và hệ thống PGS Hội An đang áp dụng tiêu chuẩn này.

Có 22 tiêu chuẩn PGS:

1.    Nguồn nước được sử dụng trong canh tác hữu cơ phải là nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm (theo quy định trong tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn của TCVN 5942 – 1995).

2.    Khu vực sản xuất hữu cơ phải được cách ly tốt khỏi các nguồn ô nhiễm như các nhà máy khu sản xuất công nghiệp, khu vực đang xây dựng, các trục đường giao thông chính.

3.    Cấm sử dụng tất cả các loại phân bón hoá học trong sản xuất hữu cơ.

4.    Cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hoá học.

5.    Cấm sử dụng các chất tổng hợp kích thích sinh trưởng.

6.    Các thiết bị phun thuốc đã được sử dụng trong canh tác thông thường phải được làm sạch trước khi đưa vào sử dụng trong canh tác hữu cơ.

7.    Các dụng cụ đã dùng trong canh tác thông thường phải được làm sạch trước khi đưa vào sử dụng trong canh tác hữu cơ.

8.    Nông dân phải duy trì việc ghi chép vào sổ tất cả vật tư đầu vào dùng trong canh tác hữu cơ.

9.    Không được phép sản xuất song song: Các cây trồng trong ruộng hữu cơ phải khác với các cây được trồng trong ruộng thông thường.

10.    Nếu ruộng liền kề có sử dụng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ thì ruộng hữu cơ phải có một vùng đệm để ngăn cản sự xâm nhiễm của các chất hoá học từ ruộng bên cạnh. Cây trồng hữu cơ phải trồng cách vùng đệm ít nhất là một mét (01m).

Nếu sự xâm nhiễm xẩy ra qua đường không khí thì cần phải có một loại cây được trồng trong vùng đệm để ngăn chặn bụi phun xâm nhiễm. Loại cây trồng trong vùng đệm là loại cây khác với loại cây trồng hữu cơ. Nếu việc xâm nhiễm xảy ra qua đường nước thì cần phải có một bờ đất hoặc rãnh thoát nước để tránh bị xâm nhiễm do nước bẩn tràn qua.

11.    Các loại cây trồng ngắn ngày được sản xuất theo tiêu chuân hữu cơ trọn vẹn một vòng đời từ khi làm đất đến khi thu hoạch, sau khi thu hoạch có thể bán như sản phẩm hữu cơ.

12.    Các loại cây trồng lâu năm được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn vẹn một vòng đời từ khi kết thúc thu hoạch vụ trước cho đến khi ra hoa và thu hoạch vụ tiếp theo có thể được bán như sản phẩm hữu cơ.

13.    Cấm sử dụng tất cả các vật tư đầu vào chứa các sản phẩm biến đổi gen GMOs.

14.    Nên sử dụng hạt giống và các nguyên liệu trồng hữu cơ sẵn có. Nếu không có sẵn, có thể sử dụng các nguyên liệu gieo trồng thông thường nhưng cấm không được xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật hoá học trước khi gieo trồng.

15.    Cấm đốt cành cây và rơm rạ, ngoại trừ phương pháp du canh truyền thống.

16.    Cấm sử dụng phân người.

17.    Phân động vật đưa vào từ bên ngoài trang trại phải được ủ nóng trước khi sử dụng trong canh tác hữu cơ.

18.    Cấm sử dụng phân ủ làm từ rác thải đô thị.

19.    Nông dân phải có các biện pháp phòng ngừa xói mòn và tình trạng nhiễm đất.

20.    Túi và các vật dụng để vận chuyển và cất giữ sản phẩm hữu cơ đều phải mới hoặc được làm sạch. Không được sử dụng các túi và vật đựng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ.

21.    Thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác hữu cơ không được phép sử dụng trong kho cất trữ sản phẩm hữu cơ.

22.    Chỉ được phép sử dụng các đầu vào nông dân đã đăng ký với PGS và được PGS chấp thuận.